Sa trực tràng là cái tên khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết đây là một bệnh lý rất phổ biến, xảy ra ở khu vực hậu môn – trực tràng.
Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
SA TRỰC TRÀNG LÀ BỆNH GÌ?
Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng chui qua lỗ hậu môn và nằm lại bên ngoài hậu môn.
Phần chui ra này bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hoặc chỉ có niêm mạc trực tràng.
Sa trực tràng là bệnh lành tính, ít để lại biến chứng nặng nề và không có diễn biến quá phức tạp.
Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và năng suất lao động.
Sa trực tràng được chia thành 2 cấp độ:
- Sa hoàn toàn: Toàn bộ thành trực tràng bị chui ra khỏi ống hậu môn
- Sa không hoàn toàn: Niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài.
Biểu hiện bệnh
Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau, cụ thể:
- Thường xuyên táo bón, quá trình đại tiện bị tắc nghẽn
- Có cảm giác trực tràng sà xuống và chảy máu
- Dịch nhầy tiết thường xuyên ở khu vực hậu môn
- Lâu dần người bệnh phải sử dụng tay để đẩy khối sa vì nó không thể tự chui vào vị trí cũ.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH SA TRỰC TRÀNG
Sa trực tràng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả về cơ địa và lối sống người bệnh.
Đây được coi là căn bệnh “dễ mắc, khó chữa”, cùng phân tích một số nguyên nhân cơ bản sau để hiểu rõ hơn về các tác nhân gây bệnh.
Lý do xuất phát từ giải phẫu
- Trực tràng là bộ phận dễ bị trượt xuống:
Bộ phận này có khả năng di chuyển do không có sự kết nối với thành bụng. Nếu ổ bụng phải chịu nhiều áp lực, chúng có thể dễ dàng trượt ra bên ngoài.
- Túi cùng Douglas ở vị trí thấp:
Túi này nằm ở vị trí trung gian giữa ổ bụng và trực tràng. Áp lực từ thành ổ bụng dồn xuống nhiều, nếu gặp phải túi thấp sẽ ép lực tràn xuống trực tràng và sa ra ngoài.
- Có khiếm khuyết vùng đáy chậu:
Hoành đáy chậu lớn hơn bình thường khiến các cơ co rút hậu môn không thể giữ chặt trực tràng và dễ bị sa ra ngoài. Cơ thắt hoạt động không hiệu quả sẽ làm mất phản xạ hậu môn vì dây thần kinh hậu môn đã kém nhạy cảm.
- Xương cùng không đạt chuẩn độ cong:
Trực tràng thường nằm dựa vào xương cùng. Nếu xương không đủ cong và dài, trực tràng không có điểm tựa sẽ nhanh chóng sa ra ngoài.
- Do van trực tràng không hoạt động tốt:
Các van thắt trong hậu môn nếu làm việc không hiệu quả thì các cơ hậu môn sẽ mất điểm nút và không có khả năng giữ trực tràng khi có hiện tượng sa xảy ra.
- Độ gấp góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn không đủ:
Điểm nối giữa bóng trực tràng và hậu môn có sự gấp khúc, tạo thành một góc 80 hoặc 100 độ và mở về phía sau.
Nếu độ gấp góc này giảm hay yếu đi hoặc không có thì hiện tượng sa trực tràng sẽ xuất hiện.
Lý do xuất phát từ thói quen sinh hoạt
- Sinh hoạt không điều độ:
Người bị táo bón hoặc trĩ lâu ngày khi đại tiện phải rặn mạnh và làm trực tràng dần sa xuống. Hơn 50% số bệnh nhân sa trực tràng có nguyên do táo bón kinh niên.
- Ăn uống không đầy đủ dưỡng chất:
Ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B hoặc suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây sa trực tràng.
Tình trạng bệnh nhi có thể được cải thiện tốt nếu cung cấp cho trẻ chế độ ăn hợp lý. Khi tình trạng không cải thiện, cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
- Thói quen ngồi bô:
Việc trẻ ngồi bô lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh. Hai cánh mông bị tách ra chính là cơ hội thuận lợi cho trực tràng sa xuống.
Lý do chấn thương
- 25% số bệnh nhân sa trực tràng thường có tiền sử mổ các bệnh sản phụ khoa.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như trĩ, polyp trực tràng, sỏi bàng quang cũng ảnh hưởng xấu tới các cơ quan đào thải, gây nguy cơ sa trực tràng.
CHỮA SA TRỰC TRÀNG BẰNG CÁCH NÀO?
Khi thấy có hiện tượng của bệnh, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị, tránh tình trạng bệnh chuyển mãn tính, khó điều trị.
Hiện nay, phòng khám Kinh Đô Bắc giang là một trong số những địa chỉ uy tín hàng đầu được nhiều người tin tưởng lựa chọn để chữa các bệnh hậu môn.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp đang được Kinh Đô Bắc Giang áp dụng điều trị sa trực tràng. Những kết quả mà liệu pháp này mang đến cho thấy tương lai khả quan của tình trạng bệnh.
Đội ngũ y bác sĩ đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý bệnh, thêm vào đó, trang thiết bị y tế hiện đại cùng cơ sở vật chất khang trang…chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và mang lại kết quả đáp ứng sự mong đợi của bệnh nhân.
Người bệnh nếu còn chưa hiểu về nguyên nhân sa trực tràng vui lòng đến địa chỉ 79 Minh Khai TP Bắc Giang hoặc gọi 1800 6953 để được tư vấn chi tiết nhất.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết “nguyên nhân gây sa trực tràng“của phòng khám bệnh trĩ Kinh Đô .Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu của sa trực tràng hãy click vào khung tư vấn bên dưới để được gặp các chuyên gia tư vấn của Kinh Đô.